Cây dổi ghép và những điều cần biết để đạt được năng suất cao
Cây Dổi Hạt được mệnh danh là loại cây sinh trưởng nhanh, mau cho thu hoạch và có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy rất được bà con ưa chuộng lựa chọn để canh tác. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kỹ thuật trồng cây dổi hạt giúp đem lại năng suất cao nhất nhé!
Đặc điểm sinh học của cây hạt dổi
Cây hạt dổi là cây thuộc loại cây lâm nghiệp thân gỗ lớn trong rừng. Cây trưởng thành có thể cao tới hơn 30m, đường kính thân cây rộng khoảng hơn 1m. Thân cây thẳng, tròn đều và phân cành cao.
Gỗ cây dổi có mùi thơm đặc biệt, thớ gỗ mịn, vàng và có vân gỗ đẹp, sắc nét. Gỗ dổi nhẹ và bền, không bị mối mọt tấn công hay bị cong vênh nên có giá trị kinh tế cao. Thường được ưa chuộng để làm nhà, sàn gỗ, nội thất hay những sản phẩm mỹ nghệ,…
Có rất nhiều người nhầm lẫn rằng cây dổi có thể vừa lấy hạt vừa lấy gỗ, tuy nhiên thực tế có 2 loại dổi khác nhau là dổi ăn hạt và dổi xanh lấy gỗ. Hạt của cây dổi xanh sẽ không ăn được vì nó có vị rất đắng.
Giá trị kinh tế đem lại từ cây dổi ghép
Cây dổi đem lại giá trị rất cao cho bà con trong thời gian ngắn nên rất được ưa chuộng để canh tác. Mỗi loại dổi khác nhau sẽ có giá trị kinh tế khác nhau nên chúng ta hãy cùng tìm hiểu cả cây dổi ghép và cây dổi lấy gỗ nhé!
Giá trị về ẩm thực
Nói về giá trị ẩm thực của cây dổi ghép thì chúng ta không thể bỏ qua hương vị đặc trưng của các đồng bào dân tộc phía Tây Bắc. Có thể nói hạt dổi được mệnh danh là linh hồn của mỗi món ăn vùng cao.
Những món ăn đặc trưng nhất như thịt trâu gác bếp hay cá nướng đều không thể thiếu hương vị của hạt dổi. Hương thơm hạt dổi rất đặc trưng và khác biệt hoàn toàn so với những loại gia vị khác như tiêu, quế, hồi,… Chỉ cần một lượng nhỏ hạt dổi đã giúp cho mùi vị món ăn trở nên đặc biệt hơn hẳn.
Cây dổi hạt được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc như Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang hay Hòa Bình. Chính vì vậy có thể nói đây là một loại gia vị đặc trưng vùng miền tại đây, thông thường bà con đồng bào dân tộc Tây Bắc luôn thêm hạt dổi vào rất nhiều món ăn khác nhau, tạo được những nét riêng về ẩm thực.
Giá trị về kinh tế
Chính từ những giá trị ẩm thực trên nên giá thành bán hạt dổi thành phẩm khi đã thu hoạch thường ở mức tương đối cao. Trung bình giá trên thị trường hiện nay dao động khoảng 500.000 đồng – 1 triệu đồng/ 1 kg.
Trong đó mỗi cây hạt dổi trưởng thành sẽ cho thu hoạch khoảng 10-15 kg hạt. Cây càng lâu năm thì sẽ cho càng nhiều hạt và hạt càng thơm, ngon hơn. Vì vậy cây hạt dổi chính là một nguồn thu nhập vô cùng lớn của những bà con đồng bào nơi đây.
Bên cạnh cây dổi hạt còn có cây dổi lấy gỗ, gỗ của cây dổi nhẹ, mịn, đẹp và độ bền cao nên rất được ưa thích để làm đồ nội thất, làm nhà, đồ thủ công mỹ nghệ,… Do đó giá trị kinh tế thu được từ gỗ cây dổi cũng rất lớn.
Hiện nay trên thị trường gỗ cây dổi được bán với giá từ 20 – 22 triệu đồng/m3, mức giá này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu và thời điểm khác nhau trên thị trường.
Như vậy có thể thấy rằng dù là cây dổi hạt hay dổi lấy gỗ đều đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho bà con.
Kỹ thuật trồng cây hạt dổi ghép lấy hạt và lấy gỗ
Để trồng cây hạt dổi và cây dổi lấy gỗ đem lại năng suất cao nhất thì bà con cần trồng cây đúng kỹ thuật. Cây Giống Bắc Trung Nam sẽ hướng dẫn bà con chi tiết nhất các kỹ thuật trồng cây dổi lấy hạt và dổi lấy gỗ ngay sau đây nên bà con tiếp tục theo dõi nhé!
Lựa chọn cây giống
Để cây có thể sinh trưởng tốt và cho ra năng suất cao thì ngay từ đầu bà con cần lựa chọn những cây giống con đạt chuẩn chất lượng. Cách lựa chọn cây hạt dổi ghép giống để canh tác bà con cần chú ý những điểm như sau:
- Cây giống thẳng và chắc khỏe, lá cây xanh tươi mát không bị vàng lá hoặc có đốm chấm.
- Thân cây mập, chắc và không bị sâu bệnh đục, bà con có thể quan sát bên ngoài hoặc dùng hay bóp nhẹ thân cây để cảm nhận.
- Bọc rễ của cây còn nguyên vẹn, không bị rách hay có dấu hiệu bị đục phá. Bởi nếu cây giống con có dấu hiệu này thì rất dễ là cây đã bị sâu bệnh tấn công.
- Bà con dùng tay bóp nhẹ bầu rễ, nếu bầu rễ chắc và đầy đặn thì cây giống phát triển tốt, ngược lại nếu bầu rễ có hiện tượng ọp ẹp không đầy đặn thì cây con phát triển chậm.
- Tuy nhiên nếu bà con mua giống cây hạt dổi ghép với số lượng lớn thì không thể kiểm soát được hết từng cây như vậy, do đó bà con nên mua cây giống ở những địa chỉ cung cấp cây giống uy tín và có nhiều chính sách hỗ trợ nếu không đảm bảo chất lượng.
Chuẩn bị đất trồng
Sau khi đã chuẩn bị xong cây giống thì quy trình làm đất chuẩn bị trồng cây là bước quan trọng tiếp theo bà con cần chú trọng. Cây dổi thường được trồng ở những nơi có nhiệt độ không khí trung bình từ 20 đến 25 độ C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2500 mm.
Loại cây này rất ưa đất sâu, độ ẩm và thoát nước tốt. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất feralit, micasit, phiến thạch sét, phiến thạch mica hay macma axit.
Cây dổi ghép lấy hạtvà dổi gỗ thường sống hỗn giao với các loài như lim xẹt, ràng ràng mít, re, ngát (ở khu vực miền Bắc) hoặc với xoay, thông nàng, trám, vạng, giẻ (ở khu vực Tây Nguyên).
Cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh và tái sinh hạt tốt. Cây non chịu bóng nhẹ nên bà con cần chú ý. Trước khi trồng cây 1 tháng nên làm đất tơi xốp, khử sâu bệnh và trộn thêm phân bón để đất có thêm dinh dưỡng.
Bà con cũng cần chú ý về khoảng cách trồng giữa các cây để khi cây lớn có không gian để phát triển. Khoảng cách trung bình giữa các cây và các hàng thường là 4m.
Kỹ thuật trồng cây dổi
Cách trồng cây hạt dổi ghép và cây dổi gỗ tương tự nhau nên bà con có thể thực hiện theo các bước như dưới đây. Lưu ý có 4 kỹ thuật trồng khác nhau tùy theo vị trí địa hình khu vực canh tác của bà con.
- Kỹ thuật trồng theo băng: kỹ thuật này phù hợp với những vị trí nghèo dinh dưỡng, rừng non mới phục hồi hoặc rừng thiếu tái sinh. Băng trồng được làm theo đường đồng nhất với địa hình có độ dốc lớn hơn 15 độ hoặc theo hướng Đông – Tây. Hố trồng cây có kích thước đường kính khoảng 40cm. Mỗi băng là 1 hàng cây.
- Cách trồng cây dổi ghép lấy hạt theo đám: thích hợp để áp dụng trên quần thể có diện tích trống tối thiểu là 200m2. bà con cần đảm bảo lớp thực bì được phát sát đến gốc, xung quanh phải được chặt bỏ cây dây leo hay cây tán lớn. Hố trồng cũng đào với đường kính 40 cm. Lấp đất cao hơn bầu rễ khoảng 2cm
- Cách trồng cây dổi lấy gỗ theo quy mô kinh doanh gỗ lớn được áp dụng đối với đất rừng sau khi đã được khai thác. Chúng ta có thể trồng dổi với keo lá tràm hay keo lai. Cách trồng là xen kẽ 2 loại với nhau.
Sau khi trồng bà con nên tưới nước sao cho đất gốc hơi ẩm là được, không nên tưới quá nhiều tránh gây úng gốc.
Kỹ thuật chăm sóc
Thông thường cây dổi sẽ phát triển trong vòng 2 đến 3 năm sau đó sẽ cho thu hoạch. Chính vì vậy quy trình chăm sóc cây hạt dổi ghép của bà con nên được thực hiện thường xuyên để đảm bảo cây được sinh trưởng tốt nhất.
Trong năm thứ nhất sau khi trồng khoảng 3 tháng bà con nên phát quang thực bì, cỏ dại và dây leo xâm lấn. Kết hợp với việc xới đất xung quanh gốc cây khoảng 1m.
Năm thứ hai và năm thứ ba, mỗi năm cần chăm sóc 3 lần. Lần thứ nhất và thứ hai vào vụ xuân và sau mùa mưa cần phát cây leo bụi, lần thứ 3 đầu mùa mưa vun gốc trong phạm vi 1m và bón phân NPK (tỷ lệ 5:10:3) lượng bón 200g/cây.
Sau 3 năm bà con nên để ý nếu các cây trồng xen lẫn phát triển làm ảnh hưởng đến cây hạt dổi ghép, thì cần điều chỉnh lại mật độ các cây xen canh này. Từ năm thứ 4 trở đi thì chỉ cần chăm sóc mỗi năm 1 lần bao gồm phát dây leo và cây bụi, bỏ cây sâu bệnh, những cây tán lớn không mục đích.
Cách phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại cây là yếu tố không thể tránh khỏi khi bà con canh tác cây dổi hạt. Chính vì vậy quá trình phòng trừ sâu bệnh hại cần được chú ý, thông thường sẽ có 2 loại sâu hại là sâu đục nõn và sâu ăn lá:
- Xén tóc là loại sâu đục thân, xén tóc trưởng thành có thể gặm vỏ thân cây, làm gãy cành, giảm sinh trưởng và gây chết cây.
- Sâu đục thân là sâu non đục ngọn làm gãy ngọn và giảm sinh trưởng của cây.
Cách phòng trừ sâu bệnh hữu hiệu nhất là bà con thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Ngoài ra có thể dùng hoá chất thông thường như dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC để phòng chống mối với tỷ lệ 4 lít thuốc pha cùng 70 lít nước – phun vào hố trước khi trồng khoảng 10 – 15 ngày.
Hoặc dùng bả thuốc gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa hoặc phân bò khô cùng với 11/000 BAĐAN-95sp, vê hỗn hợp trên thành viên bằng hạt đậu tương, sau đó rắc mỗi gốc 2 viên sau khi trồng.
Kỹ thuật chăm sóc
Thông thường cây dổi sẽ phát triển trong vòng 2 đến 3 năm sau đó sẽ cho thu hoạch. Chính vì vậy quy trình chăm sóc cây hạt dổi ghép của bà con nên được thực hiện thường xuyên để đảm bảo cây được sinh trưởng tốt nhất.
Trong năm thứ nhất sau khi trồng khoảng 3 tháng bà con nên phát quang thực bì, cỏ dại và dây leo xâm lấn. Kết hợp với việc xới đất xung quanh gốc cây khoảng 1m.
Năm thứ hai và năm thứ ba, mỗi năm cần chăm sóc 3 lần. Lần thứ nhất và thứ hai vào vụ xuân và sau mùa mưa cần phát cây leo bụi, lần thứ 3 đầu mùa mưa vun gốc trong phạm vi 1m và bón phân NPK (tỷ lệ 5:10:3) lượng bón 200g/cây.
Sau 3 năm bà con nên để ý nếu các cây trồng xen lẫn phát triển làm ảnh hưởng đến cây hạt dổi ghép, thì cần điều chỉnh lại mật độ các cây xen canh này. Từ năm thứ 4 trở đi thì chỉ cần chăm sóc mỗi năm 1 lần bao gồm phát dây leo và cây bụi, bỏ cây sâu bệnh, những cây tán lớn không mục đích.
Cách phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại cây là yếu tố không thể tránh khỏi khi bà con canh tác cây dổi hạt. Chính vì vậy quá trình phòng trừ sâu bệnh hại cần được chú ý, thông thường sẽ có 2 loại sâu hại là sâu đục nõn và sâu ăn lá:
- Xén tóc là loại sâu đục thân, xén tóc trưởng thành có thể gặm vỏ thân cây, làm gãy cành, giảm sinh trưởng và gây chết cây.
- Sâu đục thân là sâu non đục ngọn làm gãy ngọn và giảm sinh trưởng của cây.
Cách phòng trừ sâu bệnh hữu hiệu nhất là bà con thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Ngoài ra có thể dùng hoá chất thông thường như dùng LORSBANE-50EC hoặc SUMICIĐINE-20EC để phòng chống mối với tỷ lệ 4 lít thuốc pha cùng 70 lít nước – phun vào hố trước khi trồng khoảng 10 – 15 ngày.
Hoặc dùng bả thuốc gồm 90% cám gạo rang + 10% phân ngựa hoặc phân bò khô cùng với 11/000 BAĐAN-95sp, vê hỗn hợp trên thành viên bằng hạt đậu tương, sau đó rắc mỗi gốc 2 viên sau khi trồng.
Mua Cây Giống hạt dổi Ở Đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua cây giống dổi ghép uy tín, hãy đến với https://tongkhocaygiongmb.com/ . Chúng tôi cung cấp cây giống chất lượng, đảm bảo nguồn gốc và sức khỏe cây giống tốt nhất. Liên hệ ngay để nhận tư vấn và đặt hàng!
THÔNG TIN ĐẶT HÀNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT VUI LÒNG LIÊN HỆ
Tổng Kho Cây Giống Miền Bắc
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:
Học viện nông nghiệp Việt Nam – TT Trâu Quỳ -Gia Lâm – HN
HOTLINE – 0368.987.688
Email: nguyenacoustic19297@gmail.com
Website chính: https://tongkhocaygiongmb.com/
FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=61550958202411